Chiếc máy lạnh sau một khoảng thời gian sử dụng thường là 6 tháng đến 1 năm sẽ xảy ra tình trạng dàn nóng và lạnh bị bẩn. Do đó, để duy trì hoạt động của máy cũng như giúp bạn tiết kiện điện năng sử dụng, bạn nên vệ sinh máy định kỳ. Hiện nay việc vệ sinh máy lạnh tại nhà không còn quá khó khăn như trước, vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh chúng mà không cần nhờ đến các dịch vụ bảo dưỡng.
Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách vệ sinh máy lạnh tại nhà đơn giản mà an toàn, giúp máy lạnh của bạn luôn hoạt động tốt, ít hao điện và kéo dài tuổi thọ cho máy.
Chuẩn bị dụng vụ vệ sinh máy lạnh
Trước khi bắt tay vào công việc vệ sinh máy, bạn cần chuẩn bị sẵn một số trang thiết bị để phục vụ công việc vệ sinh máy lạnh. Có những dụng cụ này sẽ giúp bạn vệ sinh máy một cách tốt nhất và nhanh nhất.
- Bơm tăng áp: Khác với các loại máy bơm nước thông thường, máy bơm tăng áp có áp suất nước lớn rất thuận lợi trong việc xịt rửa các khe kim loại trên giàn nóng và lạnh.
- Máng tôn hoặc võng để hứng nước bẩn: Những dụng cụ bắt buộc phải có chiều dài tương đương với giàn lạnh.
- Tuốc-nơ-vít: Dùng để tháo các ốc vít trên giàn lạnh.
- Giẻ sạch hoặc túi nilon: Dùng để che chắn, tránh cho nước bắn vào bo mạch điện tử gây chập điện, hỏng máy.
- Nước rửa bát hoặc các chất tẩy tương tự: dùng để lau chùi lớp vỏ nhựa bên ngoài của giàn lạnh.
Cách vệ sinh máy lạnh tại nhà
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Bật máy lạnh để kiểm tra máy có đang hoạt động bình thường hay không.
Bước 2: Ngắt điện máy lạnh.
Bước 3: Tiến hành vệ sinh từng phần máy lạnh.
Làm sạch lưới lọc không khí giúp máy lạnh hoạt động tốt hơn
a. Vệ sinh mặt trước máy lạnh, gồm: tấm chắn và lưới lọc của giàn lạnh.
- Dùng Tuốc-no-vít tháo ốc trên vỏ giàn lành, rút lưới lọc ra.
Dùng Tuốc-no-vít tháo ốc trên vỏ giàn lành
- Sau đó, để lưới lọc trước vòi nước và phun rửa nhẹ nhàng. Khi rửa không nên dùng lực quá mạnh.
Dùng vòi xịt làm sạch lưới lọc không khí
- Cuối cùng, lau khô rồi lắp vào máy. Không nên phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Lưu ý: Lưới lọc không khí được làm bằng nylon, do đó, khi vệ sinh không nên dùng nước nóng trên 40 độ C để rửa.
b. Rửa giàn lạnh và lá kim loại của giàn lạnh
- Dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch điện tử của giàn lạnh để tránh bị bắn nước vào máy trong quá trình xịt rửa.
- Sau đó, dùng máng tôn hoặc võng để hứng nước bẩn.
Dùng máng tôn hoặc võng để hứng nước bẩn
- Dùng bơm tăng áp xịt mạnh nước sạch vào các lá kim loại của giàn lạnh. Lưu ý, nên xịt thẳng tia nước vào các lá kim loại, tránh xịt vào các bộ phận không liên quan và phải xịt từ từ để tránh trào nước ra ngoài máng tôn khiến sàn nhà bị bẩn.
- Sau khi rửa sạch, đóng máy lạnh lại và ít nhất sau nửa giờ mới được cắm điện lại.
c. Rửa giàn nóng
- Tương tự như vệ sinh giàn lạnh. Cũng sử dụng bơm tăng áp xịt rửa các lá kim loại của giàn nóng.
Nên xịt nước thẳng hướng các khe giữa của các lá kim loại.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt giàn nóng để việc xịt nước vệ sinh được dễ dàng hơn.
Sử dụng tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt giàn nóng
Bước 4: Gắn lại mặt trước máy lạnh
- Sau khi hoàn tất việc vệ sinh các bộ phận của máy lạnh, bạn tiến hành lắp lại mọi thứ như cũ.
- Để khoảng 30 phút cho máy khô trước khi cắm điện sử dụng.
Bước 5: Bật máy lạnh và kiểm tra xem máy lạnh có hoạt động không.
Tự vệ sinh máy lạnh là một giải pháp hay giúp bạn tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, nếu bạn không tự tin có thể một mình vệ sinh. Vậy bạn có thể nhờ đến những dịch vụ vệ sinh máy lạnh chuyên nghiệp. Dù tốn mất một khoản tiền, nhưng lại giúp bạn an tâm hơn khi tự mình vệ sinh.
Hiện nay có rất nhiều công ty dịch vệ vệ sinh máy lạnh, có thể kể đến Công ty TNHH Điện lạnh Phú Thịnh. Công ty Phú Thịnh ngoài cung cấp các dịch vệ vệ sinh máy lạnh, còn triển khai các dịch vụ vệ sinh tủ lạnh, lò vi sóng, máy giặt,...Nếu bạn có nhu cầu, có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0987.877.271